024 668 996 96 Tổng đài miễn phí
0

Chính phủ Anh sẽ quyết định số phận thương vụ Microsoft bỏ 69 tỷ USD mua lại Activision

Cập nhật: 07-02-2023 06:53:03 | TIN TỨC GAME | Lượt xem: 3157

Những chướng ngại vật cuối cùng của thương vụ Microsoft & Activision Blizzard

Khi giá trị thương vụ sáp nhập là con số lớn nhất trong lịch sử ngành công nghệ, thì việc Microsoft mua lại Activision Blizzard bị cả các chính phủ những thị trường lớn, lẫn các nhà lập pháp và nhà quản lý chống độc quyền soi xét tỉ mỉ cũng là điều không thể tránh khỏi. Nhưng điều kỳ lạ ở đây là, những người có quyền lực quyết định số phận thương vụ trị giá 69 tỷ USD lại không phải cơ quan quản lý Mỹ, thị trường khổng lồ và cũng là nơi đặt đại bản doanh cả hai tập đoàn, mà là các nhà quản lý của thị trường quy mô nhỏ hơn nhiều, Anh Quốc.

CMA, cơ quan quản lý cạnh tranh và thị trường Anh Quốc trong vài ngày tới sẽ công bố kết quả điều tra của họ. Kết luận từ CMA về việc liệu để Microsoft mua lại Activision có gây ra tình trạng độc quyền hay không sẽ có sức ảnh hưởng rất lớn đối với thương vụ này. Bên cạnh đưa ra kết luận, CMA cũng sẽ đưa ra khuyến cáo với một trong ba khả năng có thể xảy ra: Chặn thương vụ này không cho phép nó xảy ra, cho phép thực hiện thương vụ nhưng với vài giải pháp để đảm bảo các hãng khác có thể cạnh tranh công bằng, và khả năng thứ ba là để mặc Microsoft muốn làm gì thì làm.

Ngay ở thời điểm Microsoft công bố mua lại Activision Blizzard vào năm ngoái, các nhà quản lý thuộc CMA đã lên tiếng cảnh báo về khả năng độc quyền và những rắc rối trong cạnh tranh công bằng có thể xảy đến ở những thị trường máy game console, dịch vụ thuê game hàng tháng, và quan trọng nhất là thị trường stream game từ máy chủ đám mây còn đang non trẻ.

Nhiều quốc gia khác cũng bày tỏ lo ngại tương tự, khi Xbox có thể sở hữu những cỗ máy in tiền của Activision Blizzard như Call of Duty hay Diablo độc quyền trên Xbox và Windows. Cả liên minh châu Âu lẫn Uỷ ban Thương mại Liên bang của Mỹ cũng đã bắt đầu điều tra để xác định hệ quả của thương vụ này.

Jennifer Rie của Bloomberg Intelligence cho rằng, toà án của Anh Quốc thường rất hiếm khi đảo ngược quyết định mà CMA khuyến cáo, và nếu được phép sáp nhập, sẽ phải có những điều kiện cụ thể chứ không chỉ đơn thuần là những lời hứa nói Call of Duty vẫn sẽ phát hành trên PlayStation trong vòng chục năm tới.

Tuần trước, các nhà quản lý của liên minh châu Âu cũng đã gửi văn bản cho Microsoft, với nội dung bày tỏ quan điểm phản đối thương vụ diễn ra (chứ không phải yêu cầu ngăn chặn thương vụ). Nếu như ở Mỹ hay châu Âu, Microsoft có nhiều quyền hơn trong những cuộc đối thoại để đi đến tiếng nói chung với các nhà quản lý, thì ở Anh Quốc, Microsoft có rất ít tiếng nói trong quy trình xét duyệt thương vụ. Chí ít là cho đến khi CMA đưa ra kết luận sơ bộ của cuộc điều tra, Microsoft sẽ chỉ có thể ngồi đợi thông tin.

Sở dĩ nói CMA nói riêng và chính quyền Anh nói chung đang nắm giữ số phận thương vụ 69 tỷ USD, là vì theo giáo sư luật Anne C. Witt, chính uỷ ban thương mại liên bang của Mỹ cũng sẽ dựa vào kết luận điều tra của CMA để xác định xem có để thương vụ này diễn ra hay không.

CMA trở thành cái tên hot, vượt qua cái bóng của Uỷ ban châu Âu ngay từ thời điểm Brexit được thực hiện, vì trước đó các nhà quản lý thường phải họp bàn ở Brussel, Bỉ để xem xét một thương vụ sáp nhập chứ không phải ở London. CMA cũng đã chứng minh được quyền lực của họ đối với những tập đoàn công nghệ khổng lồ. Họ từng chặn Meta mua lại nền tảng chia sẻ ảnh động Giphy.

 

Nguồn: Bloomberg, tinhte

Các thương hiệu lớn