024 668 996 96 Tổng đài miễn phí
0

Mẹo nhỏ: Làm thế nào để ''khám tổng thể'' ổ cứng SSD, và khi nào thì nên thay thế?

Cập nhật: 21-02-2023 03:56:08 | TIN TỨC CÔNG NGHỆ | Lượt xem: 3809

Bài viết này sẽ giúp anh em kiểm tra tình trạng SSD, cũng như cho HDD nhé

Với người dùng máy tính thì các ổ cứng mà một linh kiện rất quan trọng – nếu hư hỏng, những dữ liệu mà bạn lưu trữ, tích cóp nhiều năm trời có thể sẽ “cuốn theo chiều gió”. Việc sao lưu có thể không dễ dàng bởi nhiều lý do khác nhau, nên việc biết được tình trạng sức khỏe của ổ SSD hiện tại ra sao là hết sức cần thiết với anh em sử dụng ổ cứng chứa nhiều dữ liệu trong học tập và công việc.

Các công cụ kiểm tra sức khỏe SSD

Các nhà sản xuất ổ cứng SSD hiện tại đều có công cụ của riêng mình, giúp người dùng dễ dàng thực hiện nhiều tác vụ khác nhau như chuyển đổi dữ liệu (ví dụ chuyển hệ điều hành sang SSD mới), hay kiểm tra tình trạng ổ đĩa. Vì vậy, cách dễ dàng nhất là bạn tìm đến trang web của nhà sản xuất ổ SSD và tải phần mềm của họ về.

Tuy nhiên trong bài viết này, tác giả xin được giới thiệu với bạn một công cụ dùng được cho mọi loại ổ đĩa là CrystalDiskInfo. Đây là một phần mềm hoàn toàn miễn phí và không đòi hỏi bạn phải xem quảng cáo, đăng ký hay thực hiện bất kỳ thao tác phiền hà nào khác – chỉ cần tải về máy là xài được. Bạn có thể tải file .exe của nó về tại đây và donate một số tiền nhỏ cho nhà phát triển nếu thích.

Những gì cần chú ý khi kiểm tra sức khỏe SSD?

Sau khi cài đặt xong và chạy CrystalDiskInfo, phần mềm này sẽ tự động hiển thị một cửa sổ chứa các thông tin quan trọng về ổ đĩa cứng (SSD và HDD) của bạn. Trong trường hợp máy có nhiều ổ đĩa, bạn có thể đổi ổ đĩa muốn xem bằng cách vào menu “Disk” ở cạnh trên. Ô “Health Status” cho bạn biết sức khỏe của ổ đĩa hiện tại ra sao, và ngay bên dưới nó là nhiệt độ của ổ đĩa.

Vậy con số trong ô Health Status đến từ đâu? Xin trả lời là thông số này được trích từ dữ liệu S.M.A.R.T. của ổ cứng – một tính năng tự kiểm tra và báo cáo mà tất cả các ổ cứng ngày nay đều có sẵn. Con số này sẽ giảm xuống khi có gì đó không ổn với các linh kiện. Không chỉ CrystalDiskInfo mà các phần mềm kiểm tra sức khỏe ổ cứng khác cũng đều dựa vào dữ liệu này để báo cáo tình trạng ổ cứng hiện tại.

*Lưu ý: Nếu bạn không thấy chữ “Good” trong ô này, một trong các dữ liệu bên dưới sẽ được đánh dấu giúp bạn biết ổ cứng có vấn đề gì. Tuy nhiên tác giả khuyên bạn là bất kể vấn đề ra sao, nếu ổ cứng không “Good” thì bạn nên mua ngay một ổ cứng mới, dù đó là SSD hay HDD.

Người dùng ổ cứng SSD còn có thể tìm thấy một thông tin đáng chú ý nữa ở góc trên bên phải của cửa sổ này. Dòng “Total Host Write” cho bạn biết mình đã ghi bao nhiêu dữ liệu vào ổ cứng. Trong trường hợp của tác giả, con số này là gần 5,300 GB. Bạn cần biết con số này bởi các ổ SSD đều được thiết kế với “endurance rating”, hay ghi được bao nhiêu dữ liệu trước khi bị hỏng, được tính bằng TBW.

Ví dụ ổ cứng SSD của tác giả được nhà sản xuất công bố là 150TBW, tức là nó có thể ghi đến 150TB dữ liệu trước khi “hết đời” và hiện tại chỉ mới dùng chưa tới 1%. Dĩ nhiên là ổ SSD có thể hỏng hóc trước khi đạt đến con số này, nhưng nói chung thì các ổ SSD đều rất bền và có thể hoạt động rất nhiều năm trước khi cần thay thế.

Các con số khác trong vùng này cho biết rằng nó đã hoạt động bao nhiêu giờ (Power On Hours), được khởi động bao nhiêu lần (Power On Count), và lượng dữ liệu đã được đọc từ nó (Total Host Reads). Dòng Rotation Rate là số vòng quay mỗi giây, dành riêng cho các ổ cứng HDD bình thường.

Các thương hiệu lớn